Trong bài viết này cùng HVIC tìm hiểu đòn bẩy tài chính là gì? Vai trò của đòn bẩy tài chính và Công thức của đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là công cụ cho phép nhà đầu tư vay vốn để theo đuổi cơ hội đầu tư nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận với giả định rằng giá trị tương lai của tài sản sẽ vừa trang trải được chi phí của khoản vay vừa tạo ra lợi nhuận cao.
Đòn bẩy tài chính thường được coi là con dao hai lưỡi vì:
Nếu lợi tức đầu tư bằng hoặc cao hơn dự kiến, nhà đầu tư sẽ có đủ tiền để trả nợ gốc cộng lãi vay, đồng thời được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao.
Nếu lợi tức đầu tư thấp hơn dự kiến, nhà đầu tư sẽ mất nhiều tiền hơn so với khi đầu tư số vốn ban đầu.
Vai trò của đòn bẩy tài chính trong đầu tư
Đối với nhà đầu tư cá nhân, đòn bẩy đóng vai trò tăng vốn đầu tư bằng cách cho vay vốn, giúp nhà đầu tư “sải thêm cánh”. Với đòn bẩy, bạn đặt cược vào các cơ hội đầu tư với hy vọng kiếm được lợi nhuận đủ cao kịp thời để trả khoản vay, sau đó thu về số lợi nhuận còn lại.
Đối với các nhà đầu tư doanh nghiệp, đòn bẩy là công cụ bù đắp sự thiếu hụt vốn, duy trì hoạt động kinh doanh hoặc tận dụng các cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ, chẳng hạn khi cần phản ứng nhanh một cơ hội nào đó ngày càng tăng.
Các khoản vay và lãi vay được tính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Những chi phí này được khấu trừ thu nhập chịu thuế của bạn. Nhờ đó, doanh nhân phải nộp thuế ít hơn nhưng vẫn tăng được lợi nhuận.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Có 2 công thức:
- Công thức tính đòn bẩy tài chính
- Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Có 2 cách tính:
- Cách 1: Hệ số nợ chia cho tổng tài sản (Debt / Asset)
- Cách 2: Hệ số nợ chia cho vốn chủ sở hữu (Debt / Equity)
Ví dụ:
- D = hệ số nợ = 50 triệu
- Asset hoặc Equity = tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu = 100 triệu
- Tỷ lệ đòn bẩy = D/A = 50/100 = 1:2
- Nếu giá cổ phiếu tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ theo tỷ lệ 1:2, tức 10%.
Như thế, ta thấy đòn bẩy tài chính có thể nhân gấp nhiều lần khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư. Áp dụng cách tính này, ta có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy như sau:
- Trường hợp không sử dụng đòn bẩy, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 5%.
- Trường hợp đòn bẩy tài chính có tỷ lệ 1:10, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 50%.
- Trường hợp đòn bẩy tài chính có tỷ lệ 1:50, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 250%.
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính theo công thức như hình dưới đây:
Trong đó:
- EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay;
- Q: số lượng sản phẩm;
- p: giá bán;
- v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;
- F: chi phí cố định;
- I: lãi vay phải trả
Ví dụ:
Anh H kinh doanh thời trang với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ. Trong đó, anh có sẵn 50.000.000 VNĐ (tức vốn chủ sở hữu). Anh đi vay 50.000.000 VNĐ với lãi suất 10%/năm.
Dự kiến trong năm tới, công ty của anh có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000VNĐ.
Lãi vay phải trả: I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ
Chi phí cố định: F = 40.000.000 VNĐ
Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm: v = 14.000 VNĐ
Giá bán: p = 20.000 VNĐ
Số lượng sản phẩm: Q = 10.000 sản phẩm
Áp dụng công thức trên, ta có mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay là:
EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ
Từ đó, mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là:
DFL = 20.000.000 / (20.000.000 – 5.000.000) = 1,34%
Con số này có nghĩa: khi lợi nhuận tăng/giảm 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34%.
5 đòn bẩy tài chính phổ biến
Tận dụng những ý tưởng hữu ích của người khác
Ý tưởng của riêng bạn không phải lúc nào cũng đủ để đạt được thành công, vì vậy bạn cần biết cách sử dụng ý tưởng sáng tạo của người khác hoặc lắng nghe và tổng hợp quan điểm của nhiều bên để tạo nên một kế hoạch để đầu tư hiệu quả. Kết nối với những người cùng chí hướng và lấy ý tưởng từ họ.
Sử dụng tiền của người khác
Đòn bẩy này cũng được chia thành 2 dạng phổ biến:
Vay vốn ngân hàng hoặc công ty tài chính để đầu tư và trả lãi theo thời gian. Tuy nhiên, nợ nần cao dễ dẫn đến nguy cơ khó khăn tài chính cao, thậm chí phá sản.
Huy động vốn từ cổ đông: Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để thu hút vốn cho hoạt động của công ty, đây cũng là đòn bẩy tài chính.
Sử dụng thời gian của người khác để tạo ra nguồn lực
Các chủ doanh nghiệp thường sử dụng thời gian của nhân viên để tạo ra nhiều nguồn lực hơn, nhanh hơn và có giá trị lớn hơn thay vì tự mình làm tất cả.
Tận dụng kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp
Hãy tìm hiểu và kết hợp kinh nghiệm của bản thân với kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác, từ đó học được các nguyên tắc và bí quyết đầu tư thành công. Điều này sẽ giúp bạn tối đa hóa kết quả đầu tư của mình trong thời gian tối thiểu. Đây có thể coi là con đường tắt dẫn đến thành công.
Thuê ai đó làm việc cho bạn
Thuê người và giao trách nhiệm cho người khác về những việc bạn không thể làm. Đây là loại đòn bẩy mà các chủ doanh nghiệp thường sử dụng và đã thành công trong việc tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả
Vì đòn bẩy có khả năng nhân lãi hoặc lỗ nên nhà đầu tư sẽ rất nhạy cảm với việc tăng hoặc giảm giá. Vì vậy, nhà đầu tư phải có kiến thức và kinh nghiệm trong việc theo dõi, đánh giá thị trường.
Kinh nghiệm này phải được tích lũy, kết hợp với kỹ năng quản lý rủi ro tốt, để tránh những khoảnh khắc “ngoạn mục” khi biến động giá tuy nhỏ nhưng được nhân với đòn bẩy, dẫn đến tỷ lệ thua lỗ cao hơn rất nhiều.
Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng đòn bẩy khi khá tự tin rằng thị trường sẽ diễn biến như kỳ vọng. Điều này cho phép các nhà đầu tư tận dụng tối đa đòn bẩy.