Bạn chọn phương pháp 50/50 hay phương pháp 80/20 trong quản lý tài chính cá nhân?
Một trong các phương pháp quản lý thu chi trong quản lý tài chính cá nhân cơ bản nhưng không kém phần hiệu quả, thích hợp cho các cá nhân và gia đình mới làm quen, tìm hiểu trong việc quản lý tài chính cá nhân vì tính đơn giản của hai phương pháp này. Đó là phương pháp 50/50 và phương pháp 80/20
Trong cả hai phương pháp quản lý tài chính cá nhân này đều có 2 dạng tài khoản là, tài khoản (1) Chi tiêu cần thiết và tài khoản (2) Dài hạn dùng để tiết kiệm
– Tài khoản chi tiêu cần thiết:
Dùng để chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết và các chi tiêu phát sinh khác theo những phân loại cụ thể và cần ghi chép các phát sinh của bạn hay gia đình theo các mục cơ bản sau:
- Khoản chi phí sinh hoạt cơ bản: ăn uống, thuốc men, tiền xăng xe, điện nước ….
- Khoản chi phí vui chơi, giải trí: xem phim, ca nhạc, đi chơi cùng bạn bè….
- Một số phát sinh ngoài dự kiến của bạn như: sữa chữa, đám tang, đám cưới, sinh nhật, quà tặng, …..
– Tài khoản dài hạn:
Dùng để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính dài hạn của bản thân, gia đình bạn trong tương lai: mua xe, mua nhà, đám cưới, hoặc cho các công việc quang trọng như kinh doanh, đầu tư, …
(Hình ảnh minh họa trong việc phân bổ chi tiêu của các phương pháp)
– Phương pháp 50/50:
Trong phương pháp quản lý chi tiêu 50/50 có tỷ lệ tiết kiệm dài hạn nhiều hơn. Ở đây được hiểu là mục đích sử dụng của tài khoản Dài hạn sẽ sử dụng đúng mục đích và sử dụng trong tương lai thường là trên 3-5 năm, như: mua xe, mua nhà, đám cưới, hoặc cho các công việc quang trọng như kinh doanh, đầu tư, … hoặc có thể ưu tiên sử dụng cho việc phân bổ và trả các khoản nợ nếu hiện tại bản thân đang có nợ cần xử lý.
Phương pháp 50/50 thích hợp cho các cá nhân, gia đình đã xác định được mục tiêu tài chính cụ thể hay đang có các khoản nợ cần thanh toán đúng hạn.
– Phương pháp 80/20:
Việc phân bổ thu-chi của phương pháp này có tỷ lệ 80% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu và 20% cho nhu cầu tiết kiệm dài hạn. Phương pháp này thường được sử dụng cho các cá nhân có nhu cầu muốn tiêu dùng nhỉnh hơn so với phương pháp 50/50 nhưng vẫn giữ cho mình 1 phần để tiết kiệm.
Phương pháp 80/20 thường được sử dụng cho các cá nhân là các bạn trẻ đã tìm được công việc khi vừa mới ra trường, có các nhu cầu về tiêu dùng cao song song đó vẫn chưa xác định được mục tiêu tài chính dài hạn của bản thân. Một phần nguồn thu nhập là lương hiện tại còn hạn chế dẫn đến tỷ trọng phân bố này.
Ở cả hai phương pháp quản lý thu chi trên, thì việc dành ra một phần thu nhập để tiết kiệm dài hạn thật sự là một việc cần thiết cũng như cần có một kế hoạch chi tiêu cụ thể và thông minh để có để dự phòng hay đạt được các mục tiêu tài chính lâu dài, ổn định cho bản thân trong tương lai.